Khái lược Lục_súc_tranh_công

Nguyên tác truyện bằng chữ Nôm.[1] Theo nhận định của Phó bảng Bùi Kỷ, căn cứ vào giọng văn thì tác giả có lẽ sống vào thời Lê mạt, Nguyễn sơ, là một nhân vật trong phái cựu học ở vùng Nghệ Tĩnh trở vào.[2]

Truyện được Trương Vĩnh Ký phiên âm ra Quốc ngữ đầu tiên vào năm 1887.[3] Nó dần phổ biến và lưu hành khá lâu, từ trước năm 1923, dần được xem như truyện ngụ ngôn thịnh hành của Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Nội dung truyện diễn theo thể "nói lối" hay Cổ phong (cổ thể), biến thể của lối song thất. Toàn truyện có 570 câu, gồm 3 phần: phần đầu gồm 12 câu là đoạn lung, phần cuối gồm 4 câu là đoạn kết, còn lại có thể tách ra thành 10 đoạn nhỏ, là những lời tranh luận của lục súc. Theo Bùi Kỷ, tác giả là một nhà học vấn uyên bác, biết dùng nhiều điển cổ để tả tâm tư, thể hiện được khẩu khí nhân vật, biết điểm xuyến vài câu trào phúng, rất tao nhã và có nhiều ý vị.

Liên quan